XIN CHA MẸ HÃY NGỪNG NGAY VIỆC TRANH CÃI TRƯỚC MẶT CON NHỎ

Đừng Tranh Cãi Trước Mặt Trẻ Nhỏ 

?Các mối quan hệ giữa cha mẹ, anh chị em trong nhà ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của một đứa trẻ. Sống trong một gia đình mà cha mẹ thường xuyên bất hòa, tranh cãi thậm chí là sử dụng bạo lực không chỉ giết chết tuổi thơ, hạnh phúc trong trẻ mà còn để lại những sang chấn tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

?Dưới đây là những hậu quả nặng nề mà trẻ phải gánh chịu khi thường xuyên nhìn thấy cha mẹ bất hòa, cãi vả.

?Trẻ cảm thấy buồn tủi, chán nản và có nguy cơ cao mắc phải các bệnh trầm cảm.

?Các nghiên cứu từ Trường đại học Cambridge ở Anh đã chỉ ra rằng những người thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong khoảng thời gian hơn sáu tháng và trước khi lên 6 tuổi thường có các góc nhìn tiêu cực về cuộc sống và có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường.

?Gặp phải các vấn đề về thể chất.

?Cảm giác quá buồn khi thấy cha mẹ cãi nhau có thể khiến các cháu đau đầu. Khi buồn bã, trẻ không muốn ăn hoặc ngược lại, ăn thật nhiều để đối phó sẽ gây nên các bệnh về bao tử. Đồng thời, lo lắng và suy nghĩ về mối quan hệ của cha mẹ có thể khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối, kết quả là trẻ mệt mỏi, mất tinh thần vào ngày hôm sau.

?Giảm hiệu suất nhận thức.

?Một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Phát triển trẻ em cho thấy rằng căng thẳng liên quan đến việc sống trong một ngôi nhà có xung đột cao sẽ làm giảm hiệu suất nhận thức của trẻ. Khi cha mẹ căng thẳng thường xuyên, trẻ em gặp khó khăn hơn trong việc điều chỉnh sự chú ý và cảm xúc. Khả năng giải quyết vấn đề và tiếp thu các thông tin mới cũng sẽ bị ảnh hưởng

?Trẻ trở nên hung hăng khi thường xuyên thấy bố mẹ mâu thuẫn.

??‍?Chứng kiến cha mẹ bất hòa, thậm chí đánh nhau sẽ làm tăng nguy cơ trẻ đối xử với người khác bằng sự thù địch. Khi thấy bố mẹ cãi nhau trước mặt trẻ, trẻ em sẽ học được rằng cãi nhau là cách giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ em sẽ bắt chước cha mẹ và giải quyết các vấn đề cá nhân của chúng bằng cãi vã và đánh nhau. Hành vi hung hăng này có thể khiến trẻ gặp rắc rối ở trường học, ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của trẻ.

??‍♂️Tăng nguy cơ lạm dụng chất kích thích ở tuổi vị thành niên.

??Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sống trong một ngôi nhà có mức độ xung đột cao sẽ làm tăng tỷ lệ hút thuốc, uống rượu và sử dụng cần sa ở trẻ. Điều này được lý giải bởi việc xung đột giữa cha mẹ và con cái nhiều đồng nghĩa với việc trẻ thiếu sự quan tâm từ cha mẹ, thiếu đi sự đồng hành thậm chí là ấm áp yêu thương vốn có của một gia đình và vô tình thay đây lại là nguy cơ để trẻ dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội.

?Trẻ giao tiếp kém và có cái nhìn tiêu cực về các mối quan hệ trong cuộc sống.

?Trẻ em được nuôi dưỡng trong những ngôi nhà có cha mẹ thường xuyên xảy ra bất hòa sẽ hình thành những quan điểm tiêu cực về mối quan hệ trong gia đình. Trẻ cũng có nhiều khả năng nhìn nhận bản thân theo cách tiêu cực.Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên “Tạp chí Thanh thiếu niên và Vị thành niên” cho thấy, trẻ em chứng kiến cha mẹ cãi nhau, đánh nhau thường có lòng tự trọng thấp, khép mình, giao tiếp kém.

Đã là cha, là mẹ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hãy đặt cảm xúc và lợi ý của con trẻ lên đầu. Đừng để một chút nóng giận hay một cuộc hôn nhân thất bại của bạn ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của con, bạn nhé❗️

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.