Học Thuyết Âm Dương

Học Thuyết Âm Dương

1.1. Khái niệm Dịch Học

Dịch hay còn gọi là Chu Dịch, theo một số thuyết điển hình thì hình thành vào đời nhà Chu. Chu Văn Vương đã tổng hợp các kiến thức của tiền nhân, hệ thống lại vào các quẻ. Sau này, lớp hậu bối như Chu Công, Khổng Tử… đã lần lượt thêm vào các quẻ dịch lời từ, lời hào, bổ nghĩa dần cho Dịch. Tiếp sau, các nhân sĩ nhiều đời thêm thắt, bổ khuyết, sáng tạo ra các lối ứng dụng Dịch trong các ngành nghề cuộc sống.

Các từ khóa liên quan đến Dịch: Hà Đồ, Lạc Thư, Long Mã, Chu Văn Vương, Phục Hy, Ngũ Kinh, Mai Hoa, Khổng Tử, Lão Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Các sách kinh điển về Dịch: Kinh Dịch (Ngô Tất Tố), Kinh Dịch (Phan Bội Châu), Dịch Học Tinh Hoa (Thu Giang Nguyễn Duy Cần), Kinh Dịch Đạo Của Người Quân Tử (Nguyễn Hiến Lê)…

1.2. Học Thuyết Âm Dương

1.2.1. Quá trình phát sinh và phát triển của vũ trụ

Trên đây là phác đồ mô tả sự phát triển của Vũ Trụ.

 

Theo Lão Tử thì Vũ Trụ bắt đầu từ Vô Cực. Dịch Học cũng thống nhất với Lão Thuyết và ta có Phác đồ trên.

Kinh Dịch nói: Thái Cực sinh “Lưỡng Nghi”, Lưỡng Nghi sinh “Tứ Tượng”, Tứ Tượng sinh “Bát Quái”, Bát Quái sinh ra “Hệ 64 Quẻ Dịch”.

1.2.2. Thái Cực

Thái Cực là Khái niệm Cơ Bản – Khái niệm đầu tiên của Dịch Học. Vì là Khái niệm đầu tiên của một Học Thuyết nên không thể định nghĩa nó được.

Theo ngữ nghĩa thì Thái Cực là to lớn vô cùng, tột đỉnh cao nhất, có trước tất cả. Nhưng đó không phải là Định Nghĩa.

Bản tính của Thái Cực là không có âm thanh, màu sắc và khí vị, ta không thể nhận biết Thái Cực bằng các giác quan. Các Học Giả đời sau cho rằng, Thái Cực là Cái Khí Tiên Thiên, một thứ Linh Căn bất sinh, bất diệt, huyền diệu, trong đó tiềm phục hai nguồn năng lượng đối lập nhau về tính chất, và gọi hai nguồn năng lượng đó là Âm và Dương. Thái Cực Đại diện cho một nguồn vô tận, hàm chứa tất cả, không ngừng phân chia làm hai, cứ thế tới vô cùng.

Thái Cực là cội nguồn của mọi sự vật, mọi hiện tượng của Trời Đất, của Xã Hội, của Con Người.

Thái cực to lớn vô cùng bao hàm tất cả, nhưng không thể diễn giải gồm những gì

Một Mô Hình cho Thái Cực:

Người ta thường gọi Hình Vẽ này là Thái Cực Đồ, cũng gọi nó là Con Cá Âm Dương.

1.2.3. Âm Dương:

Âm Dương là gì?

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Hai Nghi đó lần lượt được gọi là Nghi Âm, Nghi Dương. Và gọi tắt là Âm, Dương.

Ký hiệu Âm Dương:Thời xa xưa chưa có chữ viết, người ta dùng những cái Vạch để ký hiệu Âm Dương.

  • Âm được ký hiệu bởi hai cái Vạch ngắn (gọi là một nét đứt): 9
  • Dương được ký hiệu bởi một Vạch dài (gọi là một nét liền): 0

Bát Quái và 64 Quẻ Dịch được viết bởi những cái Nét Vạch đó.

Rất lâu về sau, Người Phương Tây ký hiệu Âm Dương là: +, -.

Ngày nay ta có thể dùng chữ số 0 và chữ số 1 để biểu thị Âm Dương. Số 0 biểu thị khái niệm Âm. Số 1 biểu thị khái niệm Dương. Tứ Tượng, Bát Quái, 64 Quẻ cũng được biểu diễn bởi những ký tự 0 và 1 đó.

Tính chất của Âm Dương

Âm Dương là Thuộc Tính của mọi Thực Thể

Âm – Dương không phải là vật chất, không phải là không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ và cả trong từng “ phần tử ” nhỏ tận cùng của sự vật, của hiện tượng.

Ta sẽ gọi những Sự Vật, những Hiện Tượng đó là những Thực Thể.

Âm Dương đối lập nhau nhưng không loại trừ nhau.

Âm và Dương được hiểu như là một Cặp Phạm Trù tương phản, đối ngẫu nhau, không loại trừ nhau, nương tựa nhau để cùng tồn tại, cùng vận động và phát triển trong một Thực Thể thống nhất.

Kinh Dịch nói: “Âm trung hữu Dương căn, Dương trung hữu Âm căn”, nghĩa là, trong Âm có sẵn “mầm” Dương, trong Dương có sẵn “mầm” Âm.

Ý tưởng đó của Dịch Học được mô tả sinh động trong Thái Cực Đồ.

Sự hòa hợp và đối kháng của Âm Dương:

Hòa hợp: Âm và Dương gặp nhau thì hòa hợp nhau.

Đối kháng: Âm gặp Âm thì đối kháng nhau. Dương gặp Dương thì đối kháng nhau.

Quy luật biến hóa của Âm Dương là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự vật khách quan.

Cách phân biệt Âm Dương:

Mỗi Thực Thể đều có Âm có Dương, đều chỉ là nhất Âm nhất Dương mà thành. Không thể có một vật Độc Dương hoặc Độc Âm

Tính Âm Dương của mỗi Thực Thể thường được phân loại theo Bản Chất của Thực Thể và theo mối quan hệ giữa các Thực Thể với nhau. Khi nói tới Âm – Dương là phải nói theo cặp, không ai có thể chỉ ra được là, Vật này Dương, Vật kia Âm.

Ta có những cặp Âm – Dương thường gặp sau đây (theo thứ tự Âm trước Dương sau):

Đất – Trời, Mẹ – Cha, Nữ – Nam, Đêm – Ngày, Tối – Sáng, Đen – Trắng, Xanh – Đỏ, Trong – Ngoài, Thấp – Cao, Sông – Núi, Vuông – Tròn, Bắc – Nam, Lạnh – Nóng, Mưa – Nắng, Tĩnh – Động, Xấu – Tốt, Nhu – Cương, Chua – Ngọt, Đắng – Cay, Chết – Sống, Tiện – Quý, Số Chẵn – Số Lẻ

Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực … đều thuộc Dương. Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, lạnh lẽo, nhu nhược, tiêu cực … đều thuộc Âm.

Sự phân biệt Âm Dương chỉ có tính chất tương đối:

Hai mặt đối lập Âm, Dương luôn biến đổi, chuyển hóa lẫn nhau, quyện chặt vào nhau, Âm tới cực điểm thì sinh Dương, Dương tới cực điểm thì sinh Âm, thần hóa vô cùng; do đó việc xác định Tính Âm Dương của mỗi Thực Thể chỉ mang tính tương đối, không thể phân biệt rạch ròi đâu là Âm, đâu là Dương. Khi phân loại Âm Dương theo quan hệ so sánh, thì tính tương đối của Âm Dương biểu hiện rất rõ ràng.

Ví dụ: Mặt Bàn so với Sàn Nhà thì Mặt Bàn mang Tính Dương, nhưng Mặt Bàn so với Trần Nhà thì Mặt Bàn lại là Âm Tính

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.