Người Thầy Có Tâm

Người Thầy Có Tâm “Thầy” vốn là danh từ thể hiện sự tôn trọng dành cho những người có công “dạy” ta kiến thức, kĩ năng, “truyền đạt” các cảm hứng, nhiệt huyết và cả cách nhìn nhận cuộc đời… Không phải chỉ với mỗi nghề làm thầy, mà đối với tất cả các ngành nghề khác cũng vậy. Cái tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng, là tiên quyết để khiến mình yêu nghề và nghề yêu mình. Người thầy có tâm, là người không thể khiến bản thân ngừng học hỏi, tìm tòi, cải biên kiến thức và phương thức truyền đạt, say mê với từng bài giảng. Người thầy có tâm,là người thầy có đạo đức, hướng học trò của mình đến với những ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời, là chân lý, là hạnh phúc là tình yêu thương và sự sẻ chia, giúp học trò của mình tự tạo ra những giá trị thật gắn với liền với khả năng của bản thân thay vì gò bó họ trong khuôn phép. Người thầy có TẦM Người muốn dạy người khác là người phải có kiến thức chuyên môn tốt. Người thầy “trồng người” cần kiến thức chuyên môn để truyền đạt kiến thức, văn hóa, đạo đức, nhìn ra tư chất của học trò mà rèn dũa cho thành hình. Người thầy thuốc cần kiến thức cao về thuốc về bệnh để cứu người, người thầy phong thủy thì cần hiểu biết để giúp người ta cải tạo vận mệnh vượt qua biến cố, mở ra con đường ít rủi ro và nhiều may mắn bình an hơn cho người đương số. Thầy tu thì cần đạo hạnh để truyền tải chân lý, đạo đức, hướng con người ta đến chân, thiện, mĩ. Cùng với kiến thức chuyên môn, người thầy giỏi cần có nhiều kiến thức xã hội để giúp học trò hiểu rõ về ý nghĩa môn học và ứng dụng nó vào đời sống thực tế. đặc biệt đối với người thầy phong thủy đây là yếu tố không thể bỏ qua. Đứng trước những vấn đề mang tính vĩ mô, người thầy phong thủy phong thủy cần có kiến thức thực tế dồi dào để có thể có nhiều góc nhìn, đưa ra được những lời khuyên có hiệu quả, hỗ trợ sự chuyển mình và phát triển của đương số, giúp họ có thể vượt qua khó khăn, có được một cuộc sống may mắn hạnh phúc Khổng Tử từng nói “Thượng Bất Chính, Hạ Tất Loạn”, ngoài kiến thức, người thầy “tốt” là người có phong cách chuẩn mực, là tấm gương về sự nổ lực, không chỉ đem lại bài học khô khan trong vở sách, mà còn cả bài học về lối sống, cách ứng xử… Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao biết được đâu là người thầy có tâm? Trung y thời cổ đại cho rằng: nếu nội tâm của một người lạc quan, ngay chính, yên bình, tĩnh lặng, lương thiện từ bi thì người ấy sẽ có một dung mạo phúc hậu hay còn gọi là phúc tướng. Như khi ta nhìn vào diện mạo của một người chuyên hành nghề trộm cắp, mắt họ hình thành thói nhìn không kiên định, cử chỉ thập thò, luôn cảnh giác xung quanh, tay chân luống cuống. Một người thầy tu thì đức độ điềm đạm, tâm tịnh nên toàn bộ cử chỉ của họ vô cùng chậm rãi nhẹ nhàng, nghiêm nghị mà đức độ từ bị. Diện mạo của một người chính là từ tâm sinh ra, người thầy tốt cũng vậy, họ có ánh mắt kiên định,gương mặt phúc hậu, ân cần, kiên nhẫn, cử chỉ ôn hòa, ngoài truyền đạt nội dung thì còn dành thời gian lắng nghe, thấu hiểu học trò của mình. Họ luôn luôn đưa cho học trò của mình những lời khuyên đúng đắn, thúc đẩy chúng ta ra khỏi vùng an toàn và khuyến khích ta tiến lên trong cuộc sống. Không chỉ là người thầy, họ còn là người cha, người mẹ, người bạn, người ủng hộ chân thành cho chúng ta và thành công của chúng ta

KẾT LUẬN: Để biết được người Thầy có tâm, có tầm, ( bất kể người Thầy làm về lĩnh vực nào ). Các bạn chỉ cần nhìn vào thần thái của người Thầy đó thì sẽ biết được. Bởi vì Tướng Tùy Tâm Sinh và Tướng Tùy Tâm Duyệt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.